QMI Education – Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã có rất nhiều những câu chuyện cổ tích lớn lên cùng bao thế hệ trẻ em Việt Nam, cùng với đó là những bài học về cách làm người, về những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Hôm nay, hãy cùng Học Tiếng Việt Online nghe truyện cổ tích Thạch Sanh nhé!
QMI Education – Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã có rất nhiều những câu chuyện cổ tích lớn lên cùng bao thế hệ trẻ em Việt Nam, cùng với đó là những bài học về cách làm người, về những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Hôm nay, hãy cùng Học Tiếng Việt Online nghe truyện cổ tích Thạch Sanh nhé!
Vào thời Hùng Vương thứ 6, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con trai. Để chọn ra người phù hợp. Nhân lễ cúng Tiên Vương, nhà vua đã đưa ra chỉ thị rằng, không nhất thiết là con trưởng, nếu ai dâng quà cúng Tiên Vương làm hài lòng ngài thì sẽ được kế thừa ngôi vua. Các hoàng tử đi khắp nơi tìm của ngon vật lạ.
Trong khi đó, Lang Liêu - người con thứ mười tám của vua Hùng trong một đêm nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành.”
Lang Liêu tỉnh dậy, liền làm theo lời Thần mách bảo chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Chàng giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình trời, gọi là bánh dàỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Vua cha rất ưng ý và đã quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng bánh giầy trở thành món ăn truyền thống của người Việt mỗi độ Tết đến.
Sự tích bánh chưng bánh dày là một bài học quý giá về tấm lòng hiếu thảo của người con, về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp. Qua đó, chúng ta càng thêm trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Xem thêm: 15 truyện kinh dị Trung Quốc, Nhật Bản hay, rùng rợn nhất
Vua Hùng thứ 17 có một cậu con trai nuôi tên là Mai An Tiêm rất tháo vát và có trí tuệ hơn người. Vua rất yêu quý chàng nên thường ban cho nhiều của ngon vật lạ. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại muốn tự sức mình tài giỏi để gây dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Quan thần triều đình biết tin đã đặt điều gièm pha, Vua Hùng tức giận, thế là gia đình Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang.
Ra đến đảo, gia đình An Tiêm phải tự dùng sức lao động của mình để tìm kiếm thức ăn trên đảo. Hàng ngày chàng phải ra đảo để kiếm rau rừng, quả dại về ăn. Vợ chàng là nàng Ba cũng ra biển mò ốc mò ngao. Các con của An Tiêm cũng theo cha mẹ đi săn bắt chim thú trên đảo. Tuy nhiên, nhờ chăm chỉ, cuộc sống vợ chồng cũng không đến độ đói kém.
Trong một lần đi tìm thức ăn, An Tiêm thấy có con chim đang ăn thì vội bay đi, bỏ lại miếng mồi màu đỏ, chàng lại gần xem và nhặt được một loại hạt lạ. Chàng nghĩ bụng chim ăn được thì người cũng ăn được, liền đem hạt về trồng và đặt tên cho loại quả này là dưa hấu. Ít ngày sau mấy hạt dưa mọc mầm đâm lá, bò lan ra khắp khoảnh đất, dây dưa bắt đầu ra hoa rồi kết quả. Khi quả chín có vị thanh ngọt, cái mùi thơm nhẹ nhàng của quả lạ, ăn vào không những không xót ruột lại còn thấy đỡ khát và khỏe người ra.
Về sau, dưa ra sai trái, mỗi lần hái dưa An Tiêm lấy mấy quả đánh dấu thả ra biển. Một hôm nọ có một chiếc thuyền ghé đến hỏi xem ai đã trồng loại quả này để đổi về bán trên đất liền. Từ đấy An Tiêm đổi được các thức ăn dùng thường ngày.
Tiếng lành đồn xa, một hôm quan thần dâng quả lên cho nhà vua, thấy ăn ngon miệng bèn hỏi thăm mới biết là do An Tiêm trồng ngoài đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình sai, nên cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm về đất liền. Về sau khắp nước ta đều có giống dưa hấu.
Sự tích dưa hấu là lời nhắn nhủ quý giá, giúp con người sống tốt đẹp hơn. Hãy luôn giữ cho mình sự chăm chỉ, cầu tiến, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, nhưng cũng đừng quên bài học về sự khiêm tốn, để gặt hái thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.
Ngày xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ mất sớm, gia sản chỉ có chiếc rìu kiếm sống qua ngày. Hàng ngày anh phải vào rừng đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.
Một hôm, trong lúc chàng vào rừng đốn củi cạnh con sông chảy nước xiết, sau vài nhát chặt, cán rìu bị gãy và lưỡi rìu bị văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu.
Chàng buồn rầu ngồi hồi lâu, bụt hiện lên và hỏi tại sao chàng khóc. Chàng trai kể về chiếc rìu của mình và bụt hứa sẽ giúp chàng vớt rìu từ dưới đáy sông lên. Lần đầu bụt vớt được một chiếc rìu bạc sáng loáng, chàng trai thật thà bảo không phải của mình. Lần hai bụt vớt được một chiếc rìu bạc, chàng lại lắc đầu và bảo chiếc rìu của mình làm bằng sắt. Đến lần thứ ba, ông bụt ngoi lên từ dòng sông và cầm trên tay chiếc rìu sắt. Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng.
Bụt khen chàng là người trung thực, không ham lợi lộc. Sau đó tặng cho chàng tiều phu hai chiếc rìu vàng và bạc và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.
Truyện cổ tích Ba lưỡi rìu khuyên chúng ta nên sống thật thà, trung thực, chăm chỉ lao động, biết ơn những người đã giúp đỡ mình, đồng thời lên án những kẻ tham lam, lừa lọc. Ngoài ra, truyện còn thể hiện niềm tin vào chiến thắng của cái thiện trước cái ác, khẳng định giá trị của trí thông minh và sự nhanh trí trong cuộc sống.
Tích Chu là câu chuyện cổ tích hay và cảm động về tình cảm gia đình. Chuyện kể về cậu bé Tích Chu mồ côi cha mẹ, nay từ nhỏ đã sống cùng bà. Bà phải làm việc vất vả để nuôi Tích Chu, đồ ăn ngon đều nhường hết cho cậu. Ban đêm khi Tích Chu ngủ thì bà thức để quạt.
Thế nhưng, khi lớn lên Tích Chu lại suốt ngày rong chơi cùng bạn bè và không quan tâm gì đến bà. Một buổi trưa nọ, trời nóng, bà lên cơn sốt cao, không có người chăm sóc,. Bà khát nước nhưng gọi mãi Tích Chu không lên tiếng, cuối cùng bà cậu mất và hóa thành chim bay lên trời.
Tích Chu òa lên khóc. Tích Chu thương bà và hối hận lắm. Giữa lúc đó một bà Tiên hiện ra. Bà Tiên bảo Tích Chu lấy nước suối Tiên cho bà uống thì bà sẽ sống lại. Cậu bé Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ. Tích Chu vượt qua bao nhiêu rừng núi hiểm trở, cuối cùng cũng đến được suối tiên. Cậu vội vàng lấy đầy bình nước mang về cho bà. Vừa được uống nước bà Tích Chu trở lại thành người. Từ đấy, cậu bé Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà. Hai bà cháu lại chung sống hạnh phúc bên nhau.
Sự tích cậu bé Tích Chu là một câu chuyện ý nghĩa, mang đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá về đạo đức và cuộc sống. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Đồng thời phải kiên trì, nhẫn nại trong mọi việc và luôn giữ niềm tin vào những điều tốt đẹp.
Xem thêm: Top 8 cuốn sách hay nhất về tâm lý học tội phạm
Một cặp vợ chồng hiếm muộn nọ phải đi ở cho nhà phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm bà vợ vào rừng, vì trời nắng to và khác nước quá nên khi thấy một sọ dừa, bà liền bưng lên uống .và Thế rồi, khi về nhà bà liền mang thai.
Sau đó, người vợ sinh ra một đứa trẻ tròn vo như sọ dừa, không tay không chân., bBà buồn lòng, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo: “Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp”. Ấy vậy là bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.i. Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Sọ Dừa chăn bò cho phú ông rất giỏi, con nào con nấy no căng. Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa nhưng chỉ có cô út là đối đãi tốt với Sọ Dừa.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo và một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Sau này, nhờ mang đủ đồ thách cưới là một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem, thì Sọ Dừa đã lấy được con gái Út nhà phú ông. Trong ngày cưới, chàng biến thành một chàng trai vô cùng tuấn tú khiến hai cô chị ghen tức. Về sau, nhờ chăm chỉ đèn sách nên Sọ Dừa đã đỗ Trạng Nguyên, hai cô chị nhân cơ hội bày mưa đẩy cô em út xuống nước.Nhưng không thành, vì Sọ Dừa đã đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để hộ thân, nhờ vậy mà cô thoát chết. Mọi chuyện vỡ lẽ, hai cô chị thì bỏ đi biệt xứ.
Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của con người, không nên đánh giá người khác bằng vẻ bề ngoài. Ngoài ra, truyện còn giáo dục con người về lòng hiếu thảo, sự chăm chỉ lao động, lòng nhân ái, biết yêu thương và sống lương thiện.