Hàng năm công ty xây dựng được chuỗi cung ứng bền vững tại các thị trường khó tính nhất như: Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada và từng bước mở rộng xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ … Hiện nay, Thanh long Hoàng Hậu đã & đang đẩy mạnh thêm thị trường nhiều nước trên thế giới.
Hàng năm công ty xây dựng được chuỗi cung ứng bền vững tại các thị trường khó tính nhất như: Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada và từng bước mở rộng xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ … Hiện nay, Thanh long Hoàng Hậu đã & đang đẩy mạnh thêm thị trường nhiều nước trên thế giới.
Bà Đinh Thị Phương Khanh - phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An - cho biết đến nay trên địa bàn tỉnh này đã được cấp tổng cộng 222 mã số vùng trồng, riêng thanh long có 193 mã số vùng trồng với diện tích 9.927ha.
"Trước đây việc cấp mã số vùng trồng chỉ có các yêu cầu về diện tích, sinh vật gây hại và biện pháp quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ghi chép thông tin, điều kiện canh tác... và yêu cầu tuân thủ theo các yêu cầu cụ thể của các nước nhập khẩu mà không có yêu cầu về bản quyền, bảo hộ cây giống. Gần đây, Nhật Bản và Hàn Quốc có yêu cầu hàng nhập khẩu phải có giấy chứng nhận bảo hộ giống, nhưng đa số các vùng trồng thanh long đã được cấp mã số đều không có điều kiện này", bà Khanh nói thêm.
Theo bà Khanh, tại Long An chưa ghi nhận trường hợp có khó khăn về việc xuất khẩu thanh long sang Nhật, Hàn bởi các nguồn thanh long xuất đi các thị trường này cũng chủ yếu thông qua Hoàng Phát Fruit. "Tuy nhiên, sở đã có buổi làm việc với đơn vị này trên tinh thần yêu cầu hỗ trợ về việc chứng nhận bản quyền về giống để xuất khẩu sang Nhật, Hàn nếu nông dân gặp khó", bà Khanh cho hay.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Khắc Huy - giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit - cho biết ngay từ năm 2015, khi Viện Cây ăn quả miền Nam lai tạo thành công giống thanh long ruột đỏ LD1, ông đã quan tâm và đàm phán mua lại giống này với giá 5 tỉ đồng. Đến năm 2017 thì hoàn tất việc đăng ký chứng nhận quyền sở hữu cũng như bảo vệ giống thanh long này. Ông Huy cho rằng muốn cạnh tranh với các nước thì phải có giống chất lượng, do đó cần các nhà khoa học lai tạo.
"Mình muốn sử dụng thành quả thì phải chia sẻ với quá trình nghiên cứu, chất xám mà các nhà khoa học đã bỏ ra. Việc thực hiện đúng quy định về sở hữu trí tuệ, bản quyền cũng phù hợp với tiêu chuẩn chung của quốc tế và giúp giảm thiểu các khả năng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp Việt đủ sức cạnh tranh với các nước nông nghiệp khác về sau", ông Huy nói.
Hiện tại, Hoàng Phát Fruit đang bao tiêu khoảng 100ha thanh long ruột đỏ để đảm bảo cung ứng cho các thị trường xuất khẩu. "Nông dân ai sản xuất giống này tôi cũng mua lại với giá cao hơn để xuất khẩu, như thế có lợi cho bà con nông dân", ông Huy cho biết.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhấn mạnh việc phải có mã số vùng trồng thanh long, xoài là yêu cầu của phía Nhật Bản.
"Có nhiều giống thanh long ruột đỏ nhưng phía Nhật Bản chỉ chấp thuận nhập khẩu thanh long ruột đỏ LD1. Cũng như chỉ có xoài Cát Chu xuất khẩu được sang thị trường này, còn các loại xoài khác thì không. Do đó, khi làm hồ sơ xin cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu sang Nhật thì doanh nghiệp phải chứng minh được đây đúng là giống thanh long ruột đỏ LD1" - đại diện Cục Bảo vệ thực vật nói.
Ông Nguyễn Như Cường, cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết hiện một số nước nhập khẩu nông sản có yêu cầu chứng nhận nguồn gốc giống.
"Hiện nay, Công ty Hoàng Phát Fruit đã mua bằng bảo hộ giống cây trồng thanh long ruột đỏ LD1 của Viện Cây ăn quả miền Nam. Do vậy, doanh nghiệp muốn được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu thì phải làm việc với Công ty Hoàng Phát Fruit để có chứng nhận nguồn gốc giống. Việc này nhằm tránh vi phạm quyền bảo hộ giống cây trồng theo Luật sở hữu trí tuệ, đồng thời đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu" - ông Cường nói.
Cũng theo ông Cường, việc đăng ký bản quyền giống thanh long nói riêng và các giống cây trồng khác là rất cần thiết nhằm tránh việc "xài chùa". Bảo hộ giống cây trồng đối với nông sản Việt Nam là hướng đi tất yếu và rất cần thiết để có thị trường ổn định và nâng cao chất lượng nông sản.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,