Thành Phố Hà Nội Trở Thành Thủ Đô Năm Nào

Thành Phố Hà Nội Trở Thành Thủ Đô Năm Nào

Hà Nội đang hướng tới xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại - Ảnh minh họa

Hà Nội đang hướng tới xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại - Ảnh minh họa

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội và thách thức

Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cụ thể, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định: số 950/QĐ-TTg, ngày 1-8-2018, Phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030; số 749/QĐ-TTg ngày, 3-6-2020, Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán chủ trương đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: "Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, …thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số", "chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số…" là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là khâu đột phá chiến lược.

Hà Nội chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chuyển đổi số

Đến nay, việc triển khai chuyển đổi số của Hà Nội bước đầu đạt một số kết quả, Chính quyền số từng bước được triển khai. Việc xây dựng hạ tầng số được quan tâm đẩy mạnh bảo đảm các điều kiện phục vụ nhiệm vụ phát triển nền tảng số, dữ liệu số và các hoạt động chuyển đổi số khác. Kinh tế số, xã hội số của Thủ đô phát triển khá mạnh, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt.

Việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án số 06 trên địa bàn thành phố đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, được Chính phủ đánh giá cao với vai trò là đơn vị làm điểm của cả nước.

Bên cạnh một số kết quả ban đầu, quá trình triển khai chuyển đổi số của Hà Nội còn một số hạn chế như: Dữ liệu số chưa được hoàn thiện và khai thác hiệu quả, việc phân tích dữ liệu thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành chưa được triển khai; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong một số cơ quan của thành phố còn hạn chế.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế số, xã hội số còn hạn chế. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số nói riêng và chuyển đổi số nói chung. Năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp còn yếu; chuyển đổi số trong hầu hết các ngành, lĩnh vực còn chậm so với nhu cầu của xã hội và nhiệm vụ của thành phố.

Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên chủ yếu là do nhận thức của cấp ủy, người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh còn những hạn chế, bất cập và chưa thống nhất; công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn bị động, chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành của thành phố, giữa thành phố với các tỉnh, thành trên cả nước, giữa thành phố với Trung ương còn chưa chặt chẽ, nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ...

TS. Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội cho rằng, để tận dụng các cơ hội trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khắc phục các tồn tại, hạn chế đồng thời là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng để sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, việc xây dựng Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cần tích hợp các nội dung về chuyển đổi số. Chú trọng xây dựng thành phố Hà Nội thông minh bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, bám sát đề cương định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt.

Theo TS. Nguyễn Việt Hùng, cần chú trọng quan điểm chỉ đạo về việc chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh phải bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và phù hợp tình hình của Thủ đô, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số trong tương lai.

Chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị của thành phố chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. Người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực để chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh; tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, giám sát và vận hành thành phố thông minh.

Bảo đảm thống nhất, đồng bộ từ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới đến áp dụng các quy định, quy chế, tiêu chuẩn trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng số và hạ tầng dữ liệu. Ưu tiên chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đối với những ngành, lĩnh vực tạo thế và lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Dựa trên nền tảng dữ liệu số và công nghệ số, phát huy sức mạnh của toàn xã hội, phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng văn hóa, con người và vị thế của Thủ đô.

Bên cạnh đó, hướng đến mục tiêu đến năm 2025, thực hiện chuyển đổi số phát triển Thủ đô theo hướng thông minh, hiện đại; tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Đến năm 2030, xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; Hà Nội duy trì và phấn đấu vị trí cao trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước, phát triển các dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp, khai thác dữ liệu như một nguồn tài nguyên mới để phát triển kinh tế - xã hội.

Đưa ra những giải pháp trọng tâm, TS. Nguyễn Việt Hùng cho rằng, cần tập trung tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Cụ thể là chuyển đổi nhận thức: Các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chủ trì, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn, lĩnh vực quản lý. Đổi mới mạnh mẽ tư duy và nhận thức về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các hiệp hội ngành, nghề thành phố trong công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi số; xây dựng thành phố thông minh, tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, giám sát và vận hành thành phố thông minh…

Ban hành và triển khai kế hoạch chuyển đổi số gắn với chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong ngành, lĩnh vực, địa phương.

Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách: Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy thuộc phạm vi, thẩm quyền gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số với quy hoạch Thủ đô; Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng.

Khuyến khích áp dụng và có lộ trình từng bước áp dụng các bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định, hướng dẫn liên quan đến quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị thông minh, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và quản lý phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị thông minh, thành phố thông minh.

Đồng thời, hướng tới tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ về truyền thông và trao đổi thông tin; chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động cho đô thị thông minh, áp dụng hiệu quả các giải pháp quản lý, mô hình thông tin công trình và các giải pháp công nghệ số trong phát triển đô thị như hệ thống bản đồ không gian số hoá, các giải pháp định vị, định danh.

Phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, bảo đảm an toàn thông tin: Hình thành trung tâm thông tin điều hành thông minh và trung tâm thông tin quy hoạch trên cơ sở tổ chức lại lực lượng CNTT hiện có, phát triển trung tâm dữ liệu chính, hướng tới tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung của thành phố bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo nền tảng chuyển đổi số phục vụ quản lý, điều hành của các cấp chính quyền và phát triển kinh tế số, xã hội số; triển khai Đề án số 06 của Chính phủ trên toàn thành phố một cách đồng bộ và hiệu quả; thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Phát triển nhân lực số: Tăng cường triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng lãnh đạo, quản lý về chuyển đổi số, về an ninh, an toàn thông tin mạng và tính riêng tư trên mạng cho người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước của thành phố; đào tạo, tập huấn kiến thức về kinh tế số, kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho người dân và doanh nghiệp, ưu tiên triển khai đào tạo, tập huấn thông qua các nền tảng dạy và học trực tuyến.

Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số: Đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, hợp tác, học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, khai thác, phát huy tối đa tài nguyên chất xám, nguồn lực trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức trong toàn xã hội phục vụ quá trình chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh của Thủ đô.

Đối với công tác phát triển chính quyền số, TS. Nguyễn Việt Hùng cho rằng, cần phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước tại các cấp, kết nối, chia sẻ dữ liệu trong và ngoài thành phố theo quy định và yêu cầu, trong đó, tập trung ưu tiên duy trì, phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng, như đất đai, dân cư, đăng ký doanh nghiệp, công chức - viên chức, tài chính, bảo hiểm, hộ tịch, thông tin quy hoạch, an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, y tế, hệ thống tác nghiệp quản lý đô thị tập trung (IOC); tiến tới cung cấp toàn bộ các thủ tục hành chính đủ điều kiện lên dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Áp dụng định danh và xác thực danh tính điện tử qua việc triệt để khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai và doanh nghiệp, tạo nền tảng cốt lõi cho công tác quản trị xã hội. Trước hết, tập trung triển khai Đề án số 06 hiệu quả, vững chắc trong hoạt động khai thác dữ liệu vào quản lý điều hành của chính quyền.

Theo TS. Nguyễn Việt Hùng, Hà Nội nên thử nghiệm triển khai hiệu quả một số dịch vụ đô thị thông minh tại một số quận, huyện của thành phố, gắn liền phát triển dịch vụ đô thị thông minh với phát triển chính quyền số. Tăng cường hoạt động chuyển đối số trong các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố, trong các hoạt động bảo đảm giữ gìn trật tự an toàn xã hội nhằm mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành chuyển đổi số.

Báo cáo Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ tại buổi làm việc chiều 17/3, Bí thư Thị ủy Sơn Tây Phạm Thị Thanh Mai cho biết, năm 2020, thị xã đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 16/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện 441,351 tỷ đồng, đạt 101,4% dự toán thành phố giao; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.

Bí thư Thị ủy Sơn Tây Phạm Thị Thanh Mai cũng nêu 11 nhóm kiến nghị thuộc các lĩnh vực: Quy hoạch, tài chính, đầu tư, tài nguyên, môi trường, xây dựng nông thôn mới,... mong sớm được tháo gỡ, để tạo điều kiện cho địa phương phát triển trong giai đoạn tới.

Đáng chú ý, lãnh đạo Thị ủy Sơn Tây kiến nghị thành phố cho phép nghiên cứu thành lập thành phố Sơn Tây trực thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc và quy hoạch đô thị vệ tinh Sơn Tây; tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Hoàng Quốc Việt kéo dài qua huyện Đan Phượng và huyện Phúc Thọ; xem xét, thu hồi các dự án thuê đất chậm triển khai; ban hành cơ chế hỗ trợ cho các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu…

Ghi nhận ý kiến và kiến nghị của lãnh đạo Thị uỷ Sơn Tây, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đánh giá cao giá cao những kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của thị xã Sơn Tây thời gian qua.

Tuy nhiên, thị xã chưa có bước phát triển đột phá về cả kinh tế và bộ mặt đô thị, vẫn còn “bình bình” so với tiến độ chung, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh; tốc độ đô thị hóa còn chậm, chưa gắn với phát triển kinh tế đô thị... Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng nhưng tỷ trọng chưa đạt như mong muốn. Nguồn thu ngân sách và thu nhập bình quân đầu người còn rất thấp.

Nhấn mạnh thị xã Sơn Tây đã được định hướng là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô, là đô thị văn hóa, lịch sử, du lịch, nghỉ dưỡng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu Thị ủy tập trung chỉ đạo phát triển lấy trọng tâm là khu bảo tồn Thành cổ Sơn Tây, Làng cổ Đường Lâm, hồ Xuân Khanh, hồ Đồng Mô... Thị xã phải huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo được bước đột phá, sớm đưa thị xã Sơn Tây trở thành đô thị loại II.

Trước mắt, Sơn Tây tập trung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng cho sản xuất, thương mại, dịch vụ như: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, trung tâm thương mại vùng, hệ thống chợ...; khuyến khích, thu hút các ngành dịch vụ có giá trị cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch…

Nhắc tới thành phố Hà Nội thì chắc hẳn ai ai cũng biết đến hình ảnh quen thuộc phố cổ Hà Nội hay Hà Nội 36 phố phường. Nơi đây có những con đường đã lưu dấu những ấn ký lịch sử của thành phố thủ đô. Ngày nay phố cổ chính là điểm du lịch vô cùng hấp dẫn mà không một du khách nào có thể bỏ qua khi đặt chân đến nơi đây. Hãy cùng MIA.vn khám phá phố cổ qua bài viết dưới đây nhé!

- Vị trí: Nằm ở vị trí trung tâm của quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phố cổ tọa lạc ở phía Tây và phía Bắc hồ Hoàn Kiếm. Nơi đây bao gồm 36 phố phường, mỗi phố lại bày bán một loại mặt hàng khác nhau. Phố cổ có giới hạn từ phía Bắc đến phố Hàng Đậu, còn phía Tây là phố Phùng Hưng và phía Nam chính là các tuyến phố như : Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Bông và Hàng Thùng, cuối cùng phía Đông thì là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải.

Xem thêm: Dạo quanh phố đi bộ Hà Nội tận hưởng không gian thoáng đãng

Để đến được phố cổ Hà Nội, có rất nhiều phương tiện như: xe máy, taxi, xe ôm, xe bus,... Vì nằm ở trung tâm thành phố nên việc di chuyển rất thuận tiện. Nếu muốn đi bằng xe bus để thong dong ngắm nhìn thành phố và tiết kiệm được chi phí  thì bạn có thể di chuyển bằng các tuyến xe như: 09, 14... để tới tận hồ Hoàn Kiếm hoặc 03, 11, 22, 34,... để tới Ô Quan Chưởng.

Hãy cùng khám phá phố cổ để xem nơi này có những địa điểm tham quan và vui chơi nào độc đáo nhé!

Nơi đây còn được gọi với cái tên là Hồ Gươm, gắn liền với truyền thuyết Rùa thần. Hồ Hoàn Kiếm tọa lạc ở trung tâm của thành phố, thường thu hút rất nhiều du khách đến du lịch. Bên cạnh hồ có nhiều địa điểm du lịch liền kề khác như: Đền Ngọc sơn, Cầu Thê Húc…

Đền Ngọc Sơn tọa lạc ở trên đảo Ngọc thuộc hồ Hoàn Kiếm, nơi đây thờ phụng thần Văn Xương và Đức thánh Trần. Để đi vào phía bên trong của ngọn đền bạn phải băng qua cây cầu đỏ Thê Húc. Tới nơi đây bạn sẽ được hiểu hơn về sự tích của Hồ Gươm và lịch sử của Hà Nội.

Chợ Đồng Xuân là một trong những ngôi chợ lớn nhất miền Bắc và cũng là ngôi chợ chợ lớn duy nhất nằm trong khu phố cổ. Tới nơi đây, bạn sẽ được hòa mình vào khung cảnh mua bán náo nhiệt, sầm uất và tấp nập.

Nằm tọa lạc ở phía bên trong khu phố cổ, con phố Hàng Mã là một trong những phố cổ rực rỡ và đông đúc nhất Hà Nội. Đặc biệt, vào những ngày lễ, tết thì khắp phố lại được trang hoàng lộng lẫy bằng đèn lồng, bóng bay, khiến nơi đây ngập tràn trong âm thanh, ánh sáng và màu sắc.

Xem thêm: Lung linh Phố Hàng Mã - Nơi ánh đèn chưa bao giờ tắt vào những dịp lễ, tết

Nhà cổ Mã Mây tọa lạc ở số 87 Mã Mây chính là ngôi nhà được xây dựng theo lối truyền thống. Nơi đây có thể tái hiện một cách sinh động không gian sinh sống, và những nét đặc trưng của người Hà Nội xưa.

Một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa chính là Đền Bạch Mã. Nơi đây nằm tọa lạc ở vị trí giữa phố Hàng Buồm, ngay tại số nhà 76-78. Trong đền thường thờ phụng thần Long Đỗ và ngựa trắng.

Phố Tạ Hiện là địa điểm vui chơi ăn uống nổi tiếng Hà Thành mà bất cứ ai đến đây du lịch đều không thể bỏ qua.

Ô Quan Chưởng là 1 trong 5 cửa ô của kinh thành Thăng Long xưa còn sót lại cho đến nay. Nơi đây được thiết kế theo kiểu gác vọng lâu - kiểu kiến trúc đặc trưng của triều Nguyễn.

Đến Phố cổ, bạn không thể bỏ qua hệ thống ẩm thực phong phú ở nơi đây. Một trong những món ngon Hà Nội mà bạn nên thử là: bún đậu mắm tôm, bún chả, phở, bún ốc, ốc luộc, lòng xào, bia hơi,...

Nơi đây chính là điểm ăn uống của giới trẻ Hà Nội nằm cạnh chợ Đồng Xuân. Ở đây tập trung rất nhiều hàng ăn uống với những món ngon Hà Nội như: bún riêu, phở tíu, miến lươn, cháo sườn bánh tôm, chè… Đây là trải nghiệm cực kỳ thú vị cho ai muốn thưởng thức ẩm thực. Giá thành mỗi món ăn sẽ dao động chỉ từ 15.000 VNĐ - 25.000 VNĐ.

Bún chả Hàng Buồm là món ăn đặc trưng nổi tiếng của Hà Nội. Bún thường được ăn cùng với nước chấm chua ngọt. Những sợi bún dai mềm cùng với thịt viên và chả nướng rất đậm đà sẽ chinh phục được những thực khách khó tính nhất.

Đây là điểm ăn vặt được nhiều du khách thưởng thức trong hành trình vi vu Hà Nội. Thực đơn của quán cũng rất đa dạng, phong phú với các món ăn như hấp, nem chua rán, ốc luộc, xào... Những quán ốc nóng tỏa hương thơm ngát, nóng hổi như đang lôi kéo người qua đường khi đi qua đây. Vào những ngày đông se se lạnh, thưởng thức các món ốc nóng ăn cùng nước chấm chua cay thì quả là lý tưởng.

Một địa chỉ nổi tiếng khác mà bạn nên ghé đến thưởng thức chính là phở và lòng xào ở Nguyễn Siêu. Chỉ đứng ở phía đầu phố là bạn đã phải lòng bởi mùi thơm phức của món ăn nơi đây. Phở và lòng xào thêm vào một chút nước chấm xì dầu, ăn kèm với dưa chuột muối chua thì quá tuyệt vời.  Tuy chỉ mở cửa vào buổi tối nhưng quán ăn ở đây vẫn luôn tấp nập khách ra vào.

- Kem Tràng Tiền: Giống như bao món ăn đặc sản khác, kem Tràng Tiền đã tạo nên thương hiệu vững chãi trong lòng du khách. Những que kem đủ vị như sữa dừa, kem cốm, socola, ốc quế rất ngọt dịu và thơm phức.

- Hoa quả dầm ở góc phố Tô Tịch: Sau khi dạo quanh Hồ Gươm và Phố cổ bạn có thể ghé ngay vào phố Tô Tịch để nhâm nhi những cốc hoa quả dầm mát lạnh, tươi ngon. Hoa quả dầm ở đây có giá thành rất sinh viên mà lại tươi ngon.

- Phố Hàm Long Hoàn Kiếm nổi tiếng với nộm bò khô: Món ăn vặt này nổi tiếng nhất hồ Gươm, nộm bò khô rất dễ ăn, phù hợp để vừa nhâm nhi, vừa trò chuyện cùng bạn bè.

- Món nem chua rán ở ngõ Tạm Thương: Nơi đây được mệnh danh là thiên đường của nem chua rán. Nem ở đây lúc nào cũng được rán rất giòn, lại được bày trí trên những khay lá chuối rất đẹp mắt. Bạn có thể ăn kèm với xoài xanh, củ đậu và dưa chuột để bớt ngấy.

Bài viết trên là tất tần tật thông tin và  kinh nghiệm hữu ích về hành trình khám phá Hà Nội 36 phố phường mà MIA.vn muốn chia sẻ cho bạn. Nếu như có cơ hội vi vu thành phố Thủ Đô thì đừng bao giờ bỏ qua những điểm đến thú vị này bạn nhé. Chúng mình hy vọng bạn sẽ có một chuyến đi vui vẻ, những trải nghiệm tuyệt vời và an toàn ở khu phố cổ Hà Nội.