Thất Nghiệp Tuổi 35 Vnexpress

Thất Nghiệp Tuổi 35 Vnexpress

Thời gian gần đây tôi làm việc với khá nhiều hồ sơ CV đợi phỏng vấn. Và bất ngờ phát hiện ra, có rất nhiều CV của những người trong tầm tuổi 35 bắt đầu đi xin việc với những vị trí không liên quan gì tới công việc cũ, hoặc sẵn sàng đi làm với mức lương thấp hơn mức lương trước đây. Sau khi phỏng vấn 4 trường hợp, tôi nhận ra một câu chuyện tương đối phổ biến, thể hiện rõ nếp suy nghĩ của rất nhiều những người bạn trong thế hệ tôi thời điểm này.

Thời gian gần đây tôi làm việc với khá nhiều hồ sơ CV đợi phỏng vấn. Và bất ngờ phát hiện ra, có rất nhiều CV của những người trong tầm tuổi 35 bắt đầu đi xin việc với những vị trí không liên quan gì tới công việc cũ, hoặc sẵn sàng đi làm với mức lương thấp hơn mức lương trước đây. Sau khi phỏng vấn 4 trường hợp, tôi nhận ra một câu chuyện tương đối phổ biến, thể hiện rõ nếp suy nghĩ của rất nhiều những người bạn trong thế hệ tôi thời điểm này.

Thị trường lao động không còn như cái thời ông bà bố mẹ bao cấp những năm 90

Năm 2010, Việt Nam chính thức ra khỏi danh sách các nước nghèo. Tiếp đó 5 năm, lần lượt các tổ chức phi chính phủ NGO và quỹ quốc tế đóng cửa rồi rút khỏi Việt Nam, rất nhiều nhân sự làm cho các tổ chức NGO từng nhận lương ngàn đô bỗng một ngày thất nghiệp, loay hoay xin vào các tổ chức NGO ít ỏi còn lại.

Số ghế không đủ cho tất cả mọi người, có người xin vào các doanh nghiệp nhưng tư duy làm cho tổ chức phi lợi nhuận trước đây không thể nào phù hợp với mô hình doanh nghiệp lấy lợi nhuận ra làm mục tiêu kinh doanh. Không ít người sau đó, miễn cưỡng trở thành những thầy cô giáo trong các trung tâm dạy tiếng Anh, hoặc có người mở ‘shop’ quần áo, bán hàng xách tay… với mức lương non nửa thời trẻ.

9% người Mỹ thất nghiệp ở độ tuổi từ 30 – 45 năm 2010. Thậm chí trong bộ phim ‘Up in the air’, George Clooney còn đóng vai 1 người tư vấn chuyên xử lý việc sa thải những nhân sự già nua chi phí cao, mà bộ máy kinh doanh cho rằng đã ”hết đát”, sao cho êm thấm.

Nhìn sang Trung Quốc cũng sẽ thấy, thị trường lao động Việt Nam đang dịch chuyển dần tới thị trường lao động quốc tế, nơi chỉ tồn tại trên thị trường những lao động có giá trị cạnh tranh, và việc xuất hiện những cá nhân thất nghiệp, hoặc buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp ở tuổi sau 35 là điều không hiếm.

Qua rồi cái thời làm một công việc ổn định từ đầu tới cuối đời, qua rồi cái thời vào biên chế nhà nước hay công ty là “kê cao gối ngủ”. Không gì đảm bảo mức lương của bạn sẽ tăng đều đặn từ giờ tới cuối đời, một khả năng vô cùng lớn là bỗng một ngày công ty phá sản hoặc đơn giản là thay sếp.

Bạn phải tìm việc mới, và nếu năng lực không đủ để ứng tuyển trong thị trường lao động cạnh tranh, ngồi nhà 1 năm thì bạn chỉ còn 1 con đường duy nhất khác: buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp, và bắt đầu với mức lương như một sinh viên mới ra trường. Khi đó, thu nhập của bạn ở tuổi 35 thấp hơn ở tuổi 30 là rất hiện hữu.

Mà rủi ro đó là hoàn toàn có thật, 370 công ty phá sản ở Việt Nam mỗi ngày, là từng ấy lao động sẽ ùa ra đường, hoà cùng hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, tham gia vào đội ngũ những người săn tìm việc làm. Những người già về tuổi nhưng nghèo về kiến thức và khả năng thích nghi, lấy gì ra làm thế mạnh cạnh tranh trong đội ngũ lao động đó?

Bản thân tôi, chưa khi nào hết thấy sức ép của một thế hệ những người trẻ năng động hơn, có kiến thức quốc tế tốt hơn, được đào tạo bài bản hơn tôi đang hò reo phía sau lưng, nhắc mình không được dừng bước và tự hài lòng. Thất nghiệp có thể là thứ tôi sẽ không gặp phải, nhưng tụt hậu và trở nên dốt nát tới ngoan cố là thứ tôi biết chắc mình sẽ dẫm phải nếu chỉ dừng việc học hỏi và cố gắng trong 1 – 2 năm.

Xem thêm: Top 10 những công việc lương cao và hot nhất Việt Nam năm 2022

Để không bị đào thải, bạn nên “tỉnh giấc”

Chẳng có cách thức nào đảm bảo bạn sẽ không bị sa thải hay thất nghiệp ở tuổi trung niên, nhưng có một số chú ý tôi đọc được trong các bài báo và nghiên cứu về vấn đề này cho ta một bức tranh toàn cảnh:

Thời gian thất nghiệp trung bình của 1 người trên 35 tuổi cho tới khi tìm được việc mới tại Mỹ là 53 tuần, so với 19 tuần ở người trẻ. Lúc này bạn thấy rõ, lợi thế kinh nghiệm không được thể hiện ở đây.

Khủng hoảng tâm lý ở người thất nghiệp trung niên trầm trọng hơn nhiều người trẻ do các gánh nặng về trang trải chi phí gia đình, con cái, học hành, y tế, nhà cửa, các khoản vay và trả góp. Sự bế tắc về nghề nghiệp ở tuổi này dễ dẫn đến các nguy cơ trầm cảm và tự sát.

Dù không bị thất nghiệp, nhưng xu hướng thu nhập bắt đầu giảm dần ở hơn 21% lượng lao động trên 45 tuổi.

Học tập, đọc sách và cập nhật kiến thức mới là cách tốt nhất đảm bảo giá trị của bản thân trên thị trường lao động. Học tập, học tập, và tiếp tục học tập. Hãy học nhiều hơn và giỏi hơn những gì công việc hiện tại của bạn yêu cầu, đừng chỉ học đủ.

Xây dựng giá trị không thể thay thế của bản thân trong công ty và thị trường lao động, chủ động thay đổi và tạo nên thử thách trong công việc hàng ngày, đừng để các công việc xử lý hàng ngày của mình lặp lại đều đặn trong quá 6 tháng.

Làm công việc mình thích ngay từ thời còn trẻ, hoặc sớm nhận ra và chuyển đổi nghề nghiệp khi còn trẻ. Bởi cơ bản, khó ai có thể làm công việc mình căm ghét cả cuộc đời, và đạt kết quả tốt.

Xem thêm: Bật mí 12 lý do khiến bạn chưa thành công như mong ước

Dù theo ngạch chuyên gia hay quản lý, bạn vẫn phải học kỹ năng quản lý, trước tiên là quản lý công việc của chính mình. Sau đó là các kỹ năng giao tiếp và phối hợp làm việc, những cá nhân bị lựa chọn sa thải thường là các cá nhân khó hòa nhập với tập thể chung nhất. Tôi không đồng tình với cách lựa chọn này nhưng nó là sự thật.

Nếu bạn vẫn loay hoay tìm kiếm cho mình một việc làm phù hợp. Đừng lo lắng, hãy nhấp ngay vào nút bên dưới để ứng tuyển ngay những công việc thích hợp với chuyên ngành bạn đang theo dõi với mức lương hấp dẫn nhé! Bên cạnh đó, hãy thưởng xuyên theo dõi trang Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để luôn cập nhật những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mới mẻ.

Xem thêm: Làm thế nào để tìm được công việc mơ ước khi không biết mình muốn gì?

Tôi là một nhân viên quản lý làm trong bộ phận quản lý của một công ty truyền thông có tiếng, đã kết hôn và có một người con trai đầu lòng, năm ngoái gia đình tôi tiếp tục chào đón hai công chúa sinh đôi. Đằng sau tiếng cười hạnh phúc vì gia đình đủ cả nếp cả tẻ, là gánh nặng cơm áo trong tương lai khi những thiên thần của chúng tôi lớn.

Sau khi sinh hai công chúa được 3 tháng, hai vợ chồng tôi quyết định mua lấy căn nhà chung cư ở trong nội thành cho gia đình có chỗ che mưa che nắng, không còn phải chịu cảnh ở thuê nữa. Cuộc sống với mức lương của hai vợ chồng, không dám nói là dư dả, cũng không đến mức túng thiếu.

Nhưng rồi chuyện tôi không ngờ nhất đã đến, năm 35 tuổi tôi thất nghiệp.

Người xưa từng nói, "Cư an tư nguy, cư trị bất vong loạn", là lúc yên vẫn phải nghĩ đến những mối nguy hiểm tiềm ẩn, sống yên bình phải nghĩ đến lúc nguy biến. Tôi đã từng mường tượng ra cái ngày này trong một vài suy nghĩ quẩn quanh, nhưng chưa bao giờ nghĩ nó sẽ xảy ra với mình, đến khi trải qua tôi mới hiểu lời người xưa răn dạy.

Buổi sáng hôm ấy, bên nhân sự tìm tôi nói chuyện, chẳng lấy một chút khách sáo câu lệ, trực tiếp đi đến giai đoạn bồi thường. Điều này khiến tôi thực sự bị sốc, dù gì tôi đã cống hiến hết mình ở đây 5 năm, không có công lao thì cũng là khổ lao, còn công ty chỉ trong chưa đấy nửa tiếng đã sa thải tôi không thương tiếc.

Không kìm được lòng tôi đuổi theo cô HR và la lớn:

- Tại sao lại là tôi, lẽ nào công ty không thể sắp xếp điều chuyển công việc khác hay sao?".

- Đây là quyết định của cấp trên, do vấn đề từ bên khách hàng khiếu nại, công ty rất cảm ơn anh đã cống hiến nhiều năm cho công ty, nhưng chúng tôi rất tiếc.

Tôi như chết lặng, nhưng cũng đã hiểu đây là chuyện không cách nào quay lại được và cũng không nên lãng phí thời gian ở đây tranh luận, chỉ thêm xấu mặt. Sau khi làm xong hết các thủ tục, thu dọn đồ đạc và nói lời tạm biệt với đồng nghiệp tôi ôm đồ đạc đi ra khỏi công ty.

Ngoài kia, nắng vẫn chói chang, dòng người vẫn qua lại tấp nập như chưa hề có chuyện gì xảy ra, cũng phải thôi, chỉ có tôi là sao, vì từ nay về sau tôi là một người thất nghiệp. Suy nghĩ vu vơ một lúc, tôi hít lấy một hơi thật sâu và tự nhủ, nếu không có ngày hôm nay thì bình thường sẽ không được nhìn thấy ánh mặt trời vào lúc chiều tan làm. Cũng tốt, coi như thưởng cho bản thân một kỳ nghỉ, tiếp theo sẽ đi đâu về đâu, nên nghỉ ngơi vài ngày rồi tính tiếp. Với kỹ năng và những kinh nghiệm làm quản lý bao năm lo gì không có chốn dung thân.

Tôi tin rằng ở tuổi này trở đi, nỗi sợ hãi của nhiều người chính là thất nghiệp. Nhưng đây là điều khó tránh khỏi, bạn càng sợ nó, càng không muốn nó xảy ra thì có lẽ nó lại càng đến gần bạn.

Tôi phải làm sao đây khi giờ ở trên có mẹ già cần phụng dưỡng, dưới là 3 đứa con thơ dại, hơn nữa bao nhiêu tiền tiết kiệm đều đã dồn hết vào mua nhà. Nhờ có công việc này mà mấy năm gần đây cuôc sống của gia đình đỡ vất vả hơn trước rất nhiều. Sau khi rời khỏi công ty, tôi đi lang thang quanh khu Hồ Tây nghĩ ngợi và chưa muốn về nhà "Làm cách nào để ăn nói với mọi người đây" là những câu hỏi cứ lởn vởn trong tâm trí. Bình thường ngày nào tôi cũng tăng ca muộn mới về, đột nhiên về sớm chắc chắn mọi người sẽ hoài nghi.

Rút một điếu thuốc tôi hít một hơi thật dài, vừa ngắm nhìn mặt hồ phẳng lặng, vừa suy nghĩ về tương lai và tìm ra biện pháp giải quyết. Cũng không còn sớm nữa, tôi chỉnh lại quần áo và lái xe về nhà.

Từng bước của tôi chưa bao giờ nặng nề đến thế, tôi lê từng bước đẩy chiếc cửa gỗ đi vào nhà, con bé con đang nằm phát sốt trên giường và mẹ đang hâm lại đồ ăn cho tôi.

Tôi ngồi thụp xuống bàn uống một ngụm trà và cố gặng ra câu nói ấy.

Cả vợ và mẹ tôi đều kinh ngạc, họ không tin vào tai mình và thi nhau hỏi khiến tôi không kịp trả lời. Mẹ tôi khóc, vợ tôi chỉ biết thở dài.

- Tại sao một công việc tốt như vậy, lại nói không là không!

Mẹ tôi đưa tay lên gạt hai dòng lệ chảy dài.

Vợ tôi thì bình tĩnh hơn, biết lúc nào nên an ủi, một mặt an ủi mẹ tôi, một mặt nói với tôi:

- Không sao, dựa vào năng lực của anh, em tin nhất định sẽ mau chóng tìm được một công việc tốt thôi.

Để không khiến cô ấy lo lắng, tôi cố cười:

- Em và mẹ yên tâm, coi như anh nghỉ ngơi vài ngày để ở nhà chơi với các con, thời buổi này lo gì không tìm được việc.

Thực ra lòng tôi hiểu, chuyện thất nghiệp của người ngoài 30 khác với những người trẻ tuổi. Khác với người trẻ, không làm ở đây thì sẽ có rất nhiều cơ hội khác, nhưng khi đã đến một độ tuổi nhất định, thì cơ hội lại càng ít gặp, người ta sẽ chọn lựa những người trẻ tuổi nhiệt huyết thay vì một ông chú ngoài 30.

Độ 3 ngày sau, tôi bắt đầu đi tìm công việc mới. Lúc đầu, tôi mạnh dạn tìm nộp hồ sơ vào những chức vụ quản lý của công ty lớn, cũng bởi tự tin vào kinh nghiệm của bản thân và đương nhiên tôi đều lọt vào vòng phỏng vấn. Qua mấy bận cũng có vài chỗ khá thích tôi và nói về chờ kết quả. Kết quả lả, hơn một tuần cũng chẳng thấy ai hồi âm. Về sau mới biết, vị trí ở mấy công ty đó ưu tiên những người trẻ tuổi.

Hiện thực chính là như vậy, một khi đã đến một độ tuổi nhất định, nếu không có kỹ năng chuyên môn vững vàng thì ở tuổi này bạn khó có thể tìm được một công việc tốt, bởi chẳng ai muốn đào tạo lại một người đã lớn tuổi. Mà nói thẳng qua các doanh nghiệp thường không mấy mặn mà với những người xin việc tầm tuổi như tôi.

Không từ bỏ, tôi thử tìm cơ hội đến những công ty nhỏ hơn, nhưng HR ở đó, nếu không chê lớn tuổi thì cũng là thực lực chưa đủ, cũng không thể ngày ngày tăng ca, rồi nói thẳng ra là kinh nghiệm của tôi không phù hợp với vị trí này. Thật nực cười, nếu khi xem CV của tôi đã không hợp, sao còn gọi đến phỏng vấn và chê trách.

Nhưng cũng may, với mối quan hệ trước đây, tôi cũng nhờ được vài người bạn giúp đỡ, sau khi được giới thiệu, một công ty làm về truyền thông đã xem xét và gọi tôi đến phỏng vấn. Sếp ở đấy trực tiếp đến gặp mặt và bảo dù gì cũng là người quen giới thiệu nên sẽ chiếu cố. Nhưng sau đó, ông sếp sụt sùi nói hiện nay tình trạng của công ty kiểm soát nhân sự rất chặt, tuyển dụng vị trí quản lý rất nghiêm ngặt, phải để lãnh đạo ở công ty mẹ chấp nhận thì mới có thể chính thức làm. Cuối cùng vị sếp đấy hỏi, hiện đang có những vị trí nhân viên bình thường, tôi có thể làm rồi mai này sẽ cất nhắc sau.

Ngày hôm ấy, tôi đã khéo léo từ chối ý tốt của ngài ấy, không phải tôi không hài lòng với vị trí là nhân viên bình thường, mà bởi lương lậu và đãi ngộ ở đó chẳng thể đủ nuôi sống tôi và gia đình. Thay vì cưỡng ép bản thân vào làm công việc ấy để rồi một ngày vì chán nản ra đi và đắc tội với người ta chi bằng cảm ơn  từ chối trước.

Qua một tháng miệt mài đi phỏng vấn nhưng không có kết quả, tôi bắt đầu hoài nghi về bản thân và dần chán nản, nhưng một người đàn ông trung niên sao dám bộc lộ vẻ chán nản ấy trước mặt người khác, nói với người khác chẳng khác gì vạch áo cho ngời xem lưng, than thở với bố mẹ sẽ khiến họ đau buồn, là người đàn ông của gia đình thì càng không thể than thở với vợ, cuối cùng chỉ có tự bản tự chịu thôi.

Hôm nay, là ngày thứ 30 kể từ khi tôi bị sa thải…