Giới Thiệu Tổ Chức Asean

Giới Thiệu Tổ Chức Asean

1. Chủ tịch Hội đồng: 01 đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ.

1. Chủ tịch Hội đồng: 01 đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ.

GIỚI THIỆU VỀ CHỨNG CHỈ SGS QUỐC TẾ

Thông tin Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng Quốc tế SGS Thụy Sỹ: * SGS là tổ chức chứng nhận kiểm định chất lượng quốc tế, trụ sở đặt tại Thụy Sỹ và có chi nhánh khắp các quốc gia. Sản phẩm EMMA1997 đã được SGS chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt chuẩn của Úc, Nhật và châu Âu.* Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng (STAMEQ) là cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề tiêu chuẩn, chất lượng. Liên quan đến công nhận và chứng nhận, Tổng cục có 3 tổ chức được coi là độc lập với nhau, đó là : Văn phòng Công nhận, Ban xây dựng tiêu chuẩn, và Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Quacert). Chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng nào đó của bạn do Quacert cấp thì được công nhận tại Việt Nam.* Có khá nhiều các tổ chức chứng nhận quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam, ví dụ như SGS (Thuỵ sỹ), ITS (Mỹ), BVQI (Anh), DAS (Anh), DNV (Na Uy), TUV Rheinland (Đức), TUV Nord (Đức), Apa (Pháp), QMS (Úc), …. Tất cả các tổ chức này đều cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và một số tiêu chuẩn khác. Chứng chỉ đạt ISO 9001:2015 do họ cấp thì cũng được công nhận ở Việt Nam, và công nhận ở hâu hết các nước khác trên thế giới.

Liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chứng nhận tốt nhất.

Hotline: 0936.336.896/ Mrs. Trang

Website: http://isodoanhnghiep.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/IATF16949/

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chính thức thành lập từ ngày 01/01/1995 sau vòng đàm phán U-ru-goay và hiện có 164 thành viên. WTO là một hệ thống thương mại đa phương, điều tiết hoạt động thương mại toàn cầu. WTO hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới; thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương; và nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân của các nước thành viên. Các nguyên tắc pháp lý nền tảng của WTO là: Tối huệ quốc (MFN), Đối xử quốc gia (NT), Tiếp cận thị trường (MA) và Cạnh tranh công bằng.

Các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý áp dụng chung cho các nước thành viên được quy định tại các hiệp định của WTO bao gồm: (i) Các hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá, ví dụ như Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994); Hiệp định Nông nghiệp; Hiệp định về Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)...; (ii) Các hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ như: Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về Các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPS); Thoả thuận về Các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp; Cơ chế Rà soát chính sách thương mại; (iii) Các hiệp định thương mại nhiều bên về hàng không dân dụng; mua sắm chính phủ; sản phẩm sữa; sản phẩm thịt bò; và (iv) Các tuyên bố và quyết định của Bộ trưởng liên quan đến một số vấn đề chưa đạt được thoả thuận trong Vòng đàm phán U-ru-goay.

II. Cơ chế rà soát chính sách thương mại trong WTO

Rà soát chính sách thương mại là hoạt động được quy định trong Phụ lục 3 về Cơ chế Rà soát chính sách thương mại (Trade Policy Review Mechanism - TPRM) thuộc Hiệp định WTO, hay còn gọi là Hiệp định về Cơ chế rà soát chính sách thương mại; theo đó các chính sách về thương mại và liên quan tới thương mại của các quốc gia thành viên sẽ được rà soát và đánh giá theo định kỳ.

Mục tiêu của TPRM là nhằm làm cho các thành viên tuân thủ triệt để các quy tắc, nguyên tắc và cam kết được ghi nhận trong các hiệp định thương mại đa biên và các hiệp định thương mại nhiều bên khi các Hiệp định này có thể được áp dụng, nhờ đó hệ thống thương mại đa biên vận hành suôn sẻ hơn, đạt được sự minh bạch hơn và hiểu biết nhiều hơn về các chính sách và thực tiễn thương mại của các thành viên. Theo đó, cơ chế rà soát cho phép đánh giá và thẩm định tập thể thường xuyên toàn bộ phạm vi chính sách và thực tiễn thương mại của từng thành viên và tác động của chúng đối với sự vận hành của hệ thống thương mại đa biên. Chức năng của cơ chế rà soát là xem xét tác động của các chính sách và thực tiễn thương mại của một thành viên đối với hệ thống thương mại đa biên.

Việc rà soát chính sách thương mại sẽ do Cơ quan Rà soát chính sách thương mại (Trade Policy Review Body - TPRB) tiến hành. Cơ quan này bao gồm đại diện của tất cả các thành viên của Đại hội đồng. Từ đây có thể thấy tầm quan trọng của công tác rà soát chính sách thương mại trong WTO. TRPB sẽ tiến hành công việc của mình dựa vào hai báo cáo: một báo cáo của nước thành viên đang được rà soát (Báo cáo của Chính phủ) và một báo cáo do các nhà kinh tế học thuộc Bộ phận TPR của Ban Thư ký chuẩn bị (Báo cáo của Ban thư ký WTO).

Theo quy định hiện hành, các quốc gia thành viên sẽ tiến hành rà soát chính sách thương mại và hành vi thương mại một cách định kỳ dựa theo tỷ trọng của nước đó trong thương mại thế giới, cụ thể như sau: (i) Nhóm 4 nước và khu vực có tỷ trọng thương mại lớn nhất (hiện nay là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc) sẽ có tần suất rà soát 2 năm 1 lần; (ii) Nhóm 16 nước tiếp theo sẽ có tần suất 4 năm 1 lần; (iii) Các thành viên khác có tần suất 6 năm 1 lần; (iv) Các thành viên kém phát triển nhất có thể được áp dụng một giai đoạn rà soát dài hơn.

Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào tháng 1/2007 và theo quy định của Hiệp định về TPRM cũng như căn cứ tỷ trọng thương mại hiện hành, Việt Nam được xếp vào nhóm các nước thành viên có tần suất rà soát 6 năm một lần. Phiên rà soát chính sách thương mại đầu tiên của Việt Nam đã diễn ra trong thời gian từ ngày 17-19/9/2013 tại trụ sở WTO, thành phố Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ. Qua Phiên rà soát, Việt Nam muốn chuyển đến cộng đồng quốc tế và các nước thành viên WTO thông điệp: "Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm các cam kết gia nhập WTO. Việt Nam là một đất nước năng động, tin cậy và đầy triển vọng, đang tích cực đẩy mạnh cải cách chính sách kinh tế - thương mại và là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài". Các thành viên WTO đã đánh giá rất cao những nỗ lực của Việt Nam và đều coi Việt Nam như một ví dụ thành công của việc gia nhập WTO. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu, cho dù nền kinh tế đã và đang phải chịu nhiều tác động tiêu cực, đã được ghi nhận. Sự nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực thi gói cam kết gia nhập WTO, nổi bật là việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình và cải cách toàn diện lĩnh vực dịch vụ cũng được đánh giá cao”.

III. Hội nhập WTO trong lĩnh vực ngân hàng

Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức được kết nạp là thành viên thứ 150 của WTO. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã tham gia một cách chủ động và hiệu quả hơn vào hệ thống thương mại đa phương, mở ra một chặng đường mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Về các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng

Cam kết trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm các cam kết về mở cửa thị trường, thể hiện trong Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ và các cam kết đa phương trong Báo cáo của Ban công tác về việc gia nhập của Việt Nam. Về tổng thể, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đã cho phép các tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới các hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng

Về việc thiết lập hiện diện thương mại của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam

Theo các cam kết gia nhập WTO, từ ngày 01/4/2007, ngoài các hình thức như văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Về phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ ngân hàng

Các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay, cho thuê tài chính, dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, tư vấn và thông tin tài chính. Riêng về hoạt động nhận tiền gửi, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi VND không giới hạn từ các pháp nhân, và lộ trình huy động tiền gửi từ các thể nhân Việt Nam được nới lỏng trong vòng năm (05) năm kể từ ngày 01/01/2007, và đã tiến tới đối xử quốc gia đầy đủ vào năm 2011. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO.

Về góp vốn dưới hình thức mua cổ phần

Các ngân hàng nước ngoài có thể tham gia góp vốn liên doanh với đối tác Việt Nam với tỷ lệ góp vốn không quá 50% tổng vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh. Tổng mức góp vốn mua cổ phần của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại từng ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó, trừ khi pháp luật Việt Nam có quy định khác hoặc được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

IV. Tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn sóng ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đang trở nên mạnh mẽ và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế. Không nằm ngoài xu thế đó, trong những năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực, tích cực tham gia ký kết nhiều FTA, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2007, Việt Nam luôn chủ động tham gia đàm phán, ký kết các FTA song phuong, đa phương với nhiều đối tác quan trọng.

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 16 FTA bao gồm: ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 6 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn độ, Nhật bản, Úc, New Zealand, Hong Kong); 9 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á – Âu, Cuba, CPTPP, EU, RCEP, Anh). Bên cạnh đó, Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy đàm phán để kết thúc sớm các Hiệp định khác gồm Việt nam – EFTA, Việt nam – Isarel.

Trong giai đoạn hiện nay, Việt nam tập trung vào việc thực thi các FTA đã ký kết, tìm các biện pháp để tận dụng tối đa cơ hội và giảm thiểu thách thức từ các FTA này. Quá trình thực thi cam kết trong các FTA cho thấy Việt nam đã có bước chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc chọn đối tác hợp tác đàm phán nên đã hưởng nhiều lợi ích từ việc gia nhập các FTA.

Cùng với sự hội nhập sâu rộng trên toàn cầu, lĩnh vực tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực quan trọng làm cầu nối cho sự phát triển chung của các nền kinh tế. Trong số các FTA tham gia đàm phán, ký kết gần đây, về mức độ cam kết, CPTPP được đánh giá là hiệp định thế hệ mới có mức độ tự do hóa cao và xác lập mức trần cam kết cao nhất so với cam kết trong GATS/WTO. Nhìn chung, các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong các FTA thế hệ mới có thể chia thành 3 nhóm chính như sau: (i) Các cam kết về môi trường pháp lý đối với hoạt động và cung cấp các dịch vụ tài chính (DVTC); (ii) Các cam kết về mở cửa thị trường đối với các DVTC được phép cung cấp; và (iii) Các cam kết về thanh toán, chuyển tiền, các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán và các cam kết khác có ảnh hưởng đến quá trình điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá.

Các cam kết gia nhập Hiệp định CPTPP của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng

Ngày 8/3/2018, Hiệp định CPTPP đã được 11 nước thành viên ký kết tại Xan-ti-a-go, Chi-lê. Ngày 12/11/2018, Việt Nam là quốc gia thứ 7 phê chuẩn hiệp định, sau Niu Di-lân, Ca-na-đa, Nhật Bản, Mê-xi-co, Xing-ga-po và Ốt-xtrây-li-a. Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019.

1. Lời văn Chương Dịch vụ tài chính (DVTC)

Lời văn Chương DVTC xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp các DVTC ngân hàng trên thị trường các nước CPTPP. Chương DVTC bao gồm các nghĩa vụ cốt lõi tương tự như trong các hiệp định mà ta đã ký kết, bao gồm: Đối xử quốc gia (NT), Đối xử tối huệ quốc (MFN), Mở cửa thị trường (MA), Thương mại qua biên giới (CBT), Nhân sự cấp cao và hội đồng quản trị (SMBD).

- Nghĩa vụ NT yêu cầu một Bên không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư1 của các nước tham gia Hiệp định và nhà đầu tư trong nước.

- Nghĩa vụ MFN yêu cầu một Bên không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư của các nước tham gia Hiệp định và các nước không tham gia Hiệp định. Như vậy, trường hợp ta dành bất kì ưu đãi nào hơn cho một nhà đầu tư trong hay ngoài CPTPP thì các nước tham gia Hiệp định CPTPP cũng sẽ được hưởng mức ưu đãi đó.

- Nghĩa vụ MA yêu cầu mở cửa thị trường đối với DVTC và đầu tư vào lĩnh vực DVTC thông qua việc yêu cầu không được phép duy trì và áp dụng các biện pháp hạn chế thị trường. Cụ thể, các nước thành viên có nghĩa vụ không được áp dụng các biện pháp về (i) Hạn chế định lượng: Số lượng các tổ chức tài chính, Tổng giá trị các giao dịch và tài sản, Tổng số các hoạt động hoặc số lượng đầu ra, Tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng; (ii) Hạn chế hoặc có yêu cầu cụ thể về hình thức pháp lý.

- Nghĩa vụ CBT yêu cầu nước thành viên đối xử quốc gia với các nhà cung cấp dịch vụ qua biên giới theo danh mục các dịch vụ được phép thực hiện CBT mà nước thành viên đó đã cam kết tại Phụ lục CBT2.

Đồng thời, nước thành viên không được hạn chế khách hàng trong việc tiêu dùng DVTC được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ qua biên giới. Tuy vậy, nghĩa vụ này không đồng nghĩa với việc phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ qua biên giới được quyền thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc chào hàng trong lãnh thổ của nước thành viên CPTPP khác. Việc định nghĩa thế nào là thực hiện hoạt động kinh doanh và chào hàng sẽ do các nước tự định nghĩa nhưng ko được trái với các cam kết về CBT.

- Nghĩa vụ SMBD quy định nghĩa vụ không đặt ra các yêu cầu về quốc tịch đối với nhân sự cao cấp; và không yêu cầu về số thành viên hội đồng quản trị (trên mức tối thiểu trong tổng số thành viên hội đồng quản trị) phải có quốc tịch hay cư trú tại nước sở tại.

Một số các nghĩa vụ cụ thể của Chương Đầu tư được áp dụng chéo sang Chương DVTC, bao gồm Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu tuân theo các tập quán luật thương mại quốc tế, cũng như các khiếu nại vì các thiệt hại do nội chiến (ví dụ như thua lỗ gây ra do xung đột vũ trang hoặc nội chiến). Đây đều là các nghĩa vụ ta đã từng cam kết trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ và/hoặc các Hiệp định ta đã ký kết và đang đàm phán.

Ngoài các nghĩa vụ nêu trên, trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP, ta đã cam kết nghĩa vụ mới sau:

- Cung cấp DVTC mới: Quy định yêu cầu nước thành viên không phân biệt đối xử giữa tổ chức tài chính của mình và tổ chức tài chính của các nước CPTPP khi cung cấp các DVTC mới, trong những hoàn cảnh tương tự, mà không cần phải xây dựng mới hoặc sửa đổi luật hoặc quy định để cấp phép đối với các DVTC mới cho các tổ chức dịch vụ nước ngoài.

- Các biện pháp minh bạch và quản lý: Để các tổ chức tài chính của các nước CPTPP có thể tiếp cận và hoạt động hiệu quả trên thị trường của nhau, các nước thành viên ghi nhận tầm quan trọng của việc minh bạch hóa các chính sách quy định hoạt động của các tổ chức tài chính thông qua việc công bố công khai các luật, quy định trước khi ban hành/đang được áp dụng và giải quyết thỏa đáng các góp ý liên quan. Cơ quan quản lý của các nước CPTPP cũng phải cam kết khung thời gian nhất định để phúc đáp nhà đầu tư các vấn đề liên quan trong quá trình cấp phép.

2. Phụ lục Thương mại qua biên giới (CBT)

Việt Nam cam kết cho phép các nước CPTPP cung cấp qua biên giới các DVTC sau đây:

-  Việc cung cấp và chuyển thông tin tài chính, xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan.

- Các dịch vụ tư vấn và các dịch vụ phụ trợ khác, không bao gồm trung gian môi giới liên quan đến dịch vụ ngân hàng.

- Chuyển thông tin: Các nước CPTPP phải cho phép tổ chức tài chính nước ngoài hoạt động trên thị trường của mình được phép chuyển thông tin dạng điện tử hoặc dạng khác vào và ra khỏi lãnh thổ nhằm mục đích xử lý thông tin vì các mục đích hoạt động kinh doanh thông thường. Tuy nhiên, cơ quan quản lý của mỗi nước vẫn duy trì quyền áp dụng các biện pháp liên quan đến bảo mật dữ liệu, thông tin và bí mật cá nhân hay yêu cầu tổ chức tài chính nước ngoài phải xin cấp phép trước từ cơ quan chức năng đối với Bên tiếp nhận thông tin.

- Dịch vụ thanh toán điện tử cho các giao dịch bằng thẻ: Các nước CPTPP phải cho phép các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch thanh toán thẻ ở nước ngoài. Đối với Việt Nam ta cam kết mở cửa thị trường này như sau:

+ Mở cửa thị trường thẻ có mã quốc tế, cho phép các nhà cung cấp nước ngoài cung cấp qua biên giới các dịch vụ thanh toán bù trừ (không mở cửa thị trường thẻ nội địa).

+ Bảo lưu quyền thực hiện các biện pháp nhằm mục tiêu quản lý như bảo mật thông tin khách hàng, các quy định quản lý phí giao dịch và các biện pháp để thực hiện mục tiêu chính sách công.

+ Bảo lưu quyền yêu cầu chuyển mạch qua một cổng thống nhất tại đơn vị chuyển mạch thẻ quốc gia.

4. Danh mục các biện pháp bảo lưu không tương thích (NCM)

Các cam kết trong lĩnh vực ngân hàng:

(i) Các tổ chức tín dụng nước ngoài được thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức như văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh với số vốn góp không vượt quá 50% vốn điều lệ, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài;

Các công ty tài chính nước ngoài được thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức như văn phòng đại diện, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.

Các công ty cho thuê tài chính nước ngoài được thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức sau: văn phòng đại diện, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.

(ii) Tổng mức góp vốn mua cổ phần của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại từng ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó, trừ khi pháp luật Việt Nam có quy định khác hoặc được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Mức góp vốn của nhà đầu tư chiến lược và các người liên quan tại một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam không vượt quá 20% vốn điều lệ của ngân hàng đó.

(iii) Đồng thời để thu hút được các ngân hàng lớn, có uy tín vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, trong cam kết cũng đã đưa ra yêu cầu về tổng tài sản có đối với tổ chức tín dụng nước ngoài muốn thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, cụ thể để mở một chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh; trong khi đó mức yêu cầu tổng tài sản có đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng con 100% vốn nước ngoài của ngân hàng nước ngoài là trên 10 tỷ đô la Mỹ; đối với việc xin phép mở công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc công ty cho thuê tài chính liên doanh, các tổ chức tín dụng nước ngoài phải có tổng tài sản trên 10 tỷ đô la vào cuối năm trước thời điểm xin phép.

(iv) Tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng chỉ được phép thành lập 01 văn phòng đại diện tại một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.

(v) Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc các chi nhánh và Giám đốc công ty con và và những người giữ các vị trí tương đương phải cư trú ở Việt Nam trong suốt quá trình công tác trong trường hợp họ đương nhiệm vị trí trong Ban giám đốc tổ chức tín dụng.

(vi) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép: Góp vốn hoặc mua cổ phần; Thực hiện các hoạt động kinh doanh mà chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện tại nước nguyên xứ; Mở các điểm giao dịch ngoài các điểm được nêu trong giấy phép dưới bất kì hình thức nào.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo tỷ lệ an toàn theo mức vốn tự có. Tỷ lệ an toàn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phải được tính dựa trên mức vốn tự có ở Việt Nam.

Ngoài các hạn chế cụ thể nêu trên, cơ quan quản lý của Việt Nam duy trì các quyền sau:

(i) Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kì biện pháp nào liên quan đến quá trình cổ phần hóa của các ngân hàng thương mại nhà nước và tái cơ cấu tổ chức tín dụng tại Việt Nam.

(ii) Việt Nam có thể cấp ưu đãi hoặc duy trì quyền đối với một hoặc nhiều hơn một tổ chức tài chính phát triển, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, và tổ chức tài chính vi mô bao gồm nhưng không hạn chế bới các tổ chức sau Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở.

(iii) Đối với các DVTC mới, Việt Nam duy trì quyền áp dụng các chương trình thí điểm đối với DVTC mới. Trong quá trình áp dụng thí điểm, Việt Nam có thể hạn chế về số lượng nhà cung cấp DVTC tham gia chương trình thí điểm hoặc hạn chế về phạm vi chương trình thí điểm.

(iv) Đối với các DVTC mà Việt Nam không cam kết trong Phụ lục CBT, Việt Nam duy trì quyền áp dụng và duy trì các biện pháp liên quan đến việc mua DVTC từ các nhà cung cấp DVTC qua biên giới của người cư trú tại Việt Nam.

(v) Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng hoặc duy trì các biện pháp bao gồm nhưng không hạn chế bởi hỗ trợ tài chính, ví dụ như các khoản vay tài trợ chính phủ, các khoản bảo lãnh và bảo hiểm liên quan tới các hoạt động vì mục đích công: an ninh và bảo hiểm thu nhập, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, phát triển xã hội, nhà ở xã hội, giảm nghèo, giáo dục công, đào tạo, y tế và chăm sóc trẻ em công, phúc lợi xã hội và việc làm đối với dân tộc thiểu số và người sống ở khu vực khó khăn, các doanh nghiệp phát triển vừa và nhỏ, trợ cấp một lần nhằm thúc đẩy và hỗ trợ quá trình cổ phần hóa.

*1 Nhà đầu tư bao gồm tổ chức tài chính của bên khác; nhà đầu tư của bên khác, các khoản đầu tư của bên khác; các nhà cung cấp thương mại dịch vụ qua biên giới trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.

*2 Phụ lục CBT được xây dựng theo hình thức “Chọn – Cho” của từng nước. Theo đó, các nước thành viên sẽ lựa chọn ngành, phân ngành DVTC cho phép tiến hành cung cấp qua biên giới. Các ngành, phân ngành không có trong Phụ lục CBT được hiểu là không cam kết cho phép thực hiện thương mại qua biên giới.

Công ty Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS (tên viết tắt của International Education Cosultancy Services) – là công ty chuyên về tư vấn, hỗ trợ định hướng và xây dựng kế hoạch học tập, lao động, định cư lâu dài cho các bạn ở môi trường quốc tế như Đức, Úc, Mỹ, Canada…

Bên cạnh đó chúng tôi cũng có tổ chức khóa học tiếng, những buổi trao đổi về văn hóa cũng như khóa học ngắn hạn kĩ năng mềm nhằm giúp các bạn học sinh có một hành trang tốt nhất khi học tập và sinh sống tại nước ngoài.

Công ty chúng tôi, gồm những cử nhân, thạc  sĩ đã học tập, làm việc cũng như đang sinh sống trên 15 năm tại Đức, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn giáo dục. Bằng trình độ, kinh nghiệm cũng như sự tận tâm trong nghề, đội ngũ IECS sẽ giúp con đường đến “ước mơ” của bạn nhanh chóng và chắc chắn hơn. IECS cam kết mang đến cho các bậc phụ huynh, học sinh một dịch vụ tư vấn du học, làm việc và định cư với chất lượng 5 sao.