Học Không Bao Giờ Cùng Là Của Ai

Học Không Bao Giờ Cùng Là Của Ai

Gửi bình luận thành công, bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi hiển thị

Gửi bình luận thành công, bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi hiển thị

Trao tặng học bổng “Học không bao giờ cùng” năm 2024 cho sinh viên Uneti.

Ngày đăng: 01/10/2024 Lượt xem: 482

Thực hiện Công văn số 24/CV – KHK ngày 22 tháng 07 năm 2024 của Hội Khuyến học tỉnh Nam Định về việc đề xuất sinh viên nhận học bổng “Học không bao giờ cùng” năm 2024;

Căn cứ vào các tiêu chuẩn theo quy định, Hội khuyến học Nhà trường đã triển khai và rà soát hồ sơ sinh viên đủ các tiêu chuẩn theo quy định, tổ chức họp xét và thống nhất giới thiệu 10 sinh viên có kết quả học tập từ loại giỏi trở lên, điểm rèn luyện đạt từ lại tốt trở lên và có hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc hộ nghèo, cận nghèo, nỗ lực vươn lên trong học tập, trong đó có 07 em sinh viên cơ sở Hà Nội và 03 em sinh viên cơ sở Nam Định.

Ngày 22/09/2024 HKH tỉnh Nam Định đã tổ chức trao học bổng cho các em tại Nhà văn hóa 03/02 tỉnh Nam Định, do 07 em sinh viên Hà Nội vì điều kiện học tập không thể di chuyển về Nam Định để nhận học bổng, sáng ngày 01/10/2024 Hội khuyến học Nhà trường đã tổ chức trao (lại) học bổng “Học không bao giờ cùng” cho 07 em sinh viên cơ sở Hà Nội có kết quả cao trong học tập và rèn luyện.

Tới dự và trao học bổng có: PGS.TS Phạm Thị Thu Hoài – Bí thư Đảng ủy, CTHĐT, Chủ tịch HKH Nhà trường; ThS Lê Mạnh Thắng – ĐUV, Trưởng Phòng CT&CTSV, Ủy viên Ban thường vụ HKH Nhà trường; ThS Giáp Văn Dương – Phó bí thư Đoàn Thanh niên, Phụ trách Đoàn Thanh niên, Tổ trưởng Tổ Hỗ trợ sinh viên, Ủy viên HKH Nhà trường; ThS Bùi Thanh Tuân – Tổ trưởng Tổ Công tác Sinh viên cùng 07 bạn sinh viên cơ sở Hà Nội trong danh sách trao học bổng tham dự;

PGS.TS Phạm Thị Thu Hoài – Bí thư Đảng ủy, CTHĐT, Chủ tịch Hội Khuyến học Nhà trường, phát biểu chúc mừng các em tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ PGS.TS Phạm Thị Thu Hoài – Bí thư Đảng ủy, CTHĐT, Chủ tịch Hội Khuyến học Nhà trường, đã chúc mừng các sinh viên được nhận học bổng và mong các em luôn cố gắng hơn nữa để khắc phục khó khăn và vươn lên trong học tập, Nhà trường, Thầy cô luôn bên cạnh các em, đồng hành và chia sẻ cùng các em, tạo mọi điểu kiện tốt nhất cho các em phấn đấu và rèn luyện trong học tập.

PGS.TS Phạm Thị Thu Hoài – Bí thư Đảng ủy, CTHĐT, Chủ tịch Hội Khuyến học Nhà trường; ThS Lê Mạnh Thắng – ĐUV, Trưởng Phòng CT&CTSV, UVBTV Hội Khuyến học Nhà trường trao học bổng cho các em tại bổi lễ.

Danh sách 10 sinh viên được nhận “Học không bao giờ cùng” của quỹ khuyến học tỉnh Nam Định năm 2024;

Bố mất, hoàn cảnh gia đình khó khăn

Bố mất sớm, hoàn cảnh gia đình khó khăn

Khuyết tật, di chuyển bằng xe lăn đi học

Phòng Chính trị và Công tác Sinh viên!

'Khao khát muốn học đại học để thay đổi cuộc đời, tôi thi lại sau đúng 10 năm kể từ ngày tốt nghiệp THPT'.

"Có nên thi lại đại học ở tuổi 28?", nhiều độc giả VnExpress chia sẻ câu chuyện thành công của bản thân khi quyết định quay lại giảng đường khi tuổi không còn quá trẻ:

Năm 1999, tôi tốt nghiệp THPT, trượt đại học lần một. Sau đó, tôi đi lính nghĩa vụ hai năm.Từ tháng 10/2008 tôi chạy xe đưa đón nhân viên cho một công ty Nhật. Tháng 4/2009, tôi nộp hồ sơ thi đại học. Đúng 10 năm, tôi khao khát muốn biết học đại học là như thế nào, tôi mơ ước nhiều lắm. Có hy vọng, có tự tin, giận hờn... tất cả thôi thúc tôi thi lại sau đúng ngần ấy thời gian.

Năm 2013 tôi tốt nghiệp. Ra trường, tôi xin được việc làm nhân viên phòng Hành chính và đảm nhiệm vị trí phó trưởng phòng Hành chính sau sáu tháng tại một công ty liên doanh Nhật Bản. Tôi chỉ có tám tháng để làm việc nhằm thỏa mãn ước mơ học đại học thôi. Bởi vì tôi nghiệm ra rằng, một công việc hành chính gò bó không phải là điều tôi mong muốn nữa.

Rồi tôi nghỉ việc và lập công ty riêng, hoạt động cho tới bây giờ. Sáu năm qua, sau hai lần bể nợ với hai công ty khởi nghiệp, cho tới đầu năm 2020, lần thứ ba doanh nghiệp mới mang lại cho tôi doanh thu tạm ổn. Còn rất nhiều vấn đề nhưng nếu thực sự khao khát, bạn hãy theo đuổi đến cùng. Còn nếu mơ hồ, hời hợt, hãy an phận và làm lại từ đầu với khả năng tốt nhất của mình. Tóm lại, được sống trong môi trường giảng đường, sống trong tình bạn, anh em, sinh viên vui lắm. Bốn năm đó là bốn năm vui nhất mà tôi trải qua.

Có chí thì nên. Để bắt đầu thì không bao giờ là muộn cả. 14 năm trước, tôi cũng từng quyết định thi lại đại học. Tôi lao đầu vào ôn luyện lại những kiến thức tưởng như đã quên hết. Tôi đỗ đại học với chỉ đúng một điểm nhiều hơn mức sàn. Vào học với các bạn cùng lớp nhưng ít hơn gần chục tuổi, tôi phải nỗ lực để theo kịp chúng bạn. Ra trường đi tìm việc, khi các bạn cùng tuổi đã có công việc ổn định, tôi phải nỗ lực nhiều hơn khi sếp kém tuổi mình nhưng hơn về kinh nghiệm làm việc. Hiện nay, sau 10 năm ra trường, tôi đang làm trưởng phòng tại một công ty quy mô khá trong ngành.

20 năm trước, năm 2000, tôi cũng đấu tranh mãi việc có nên đi thi đại học nữa hay không? Tôi tốt nghiệp THPT năm 1990, khi 17 tuổi. Cuối năm 2000, tôi đã đưa ra một quyết định mà tất cả những người biết tôi đều nói là điên rồ, đó là đi ôn thi lại đại học. Ăn Tết xong, tôi và chú em sinh năm 1982 cùng quê chở nhau lên Hà Nội tìm lớp ôn thi.

Tháng 7/2001, tôi thi và may mắn đỗ vào hai trường đại học kỹ thuật hàng đầu thời đó là Bách khoa và Xây dựng. Tôi chọn học đại học Xây dưng. Tốt nghiệp ra trường đến nay gần 15 năm, tôi có cuộc sống, công việc khá ổn. Nhiều lúc nghĩ lại, nếu ngày đó tôi không cố gắng thì giờ cuộc đời sẽ ra sao? Nên nếu bạn có khát vọng thì hãy cố gắng, mọi nỗ lực đều được trả công xứng đáng.

Sau khi học xong đại học, tôi đi làm ngân hàng hơn 5 năm. Đến năm 28 tuổi, tôi cũng làm lại từ đầu: đi thi và học thêm đại học Sư phạm chuyên ngành Tiếng Anh. Giờ đây, tôi đang dạy học, thu nhập cũng khá tốt, cuộc sống cũng nhiều ý nghĩa và vui hơn nhiều. Hãy xác định rõ tính cách mình hợp nghề gì để chọn cho lựa có khoa học. Không có gì là muộn cả, miễn bạn có ý chí, kiên trì, tư duy và hành động phát triển là được.

Việc học không bao giờ là muộn. Nếu bạn là nam, sự nghiệp của bạn còn đến 34 năm, rất dài ở phía trước. Tôi bắt đầu học đại học ở tuổi 33, và giờ đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng tôi vẫn thấy ngày đó mình quyết định đúng. Bạn hãy cố gắng học lại, bây giờ có rất nhiều sự lựa chọn. Học tốt cho cuộc sống của mình và sau này còn có điều kiện về kinh tế cũng như kiến thức để dạy con cái. Vẫn biết ngành nào cũng cao quý, nhưng nếu bạn có sự cố gắng, thì sẽ làm được nhiều hơn. Đừng bao giờ nản lòng trước mọi khó khăn.